Page 27 - LL2024-1
P. 27
“Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh”
là câu kết trong bài thơ thất ngôn bát cú của
Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ lớn của thi ca
Việt Nam từng được người đời tôn xưng là thi
bá, là ngôi Bắc Đẩu của làng Thơ Việt thời cận
đại.
Hoài Thanh Hoài Chân năm xưa từng ngờ
rằng “Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp
những thi hào xưa của Đông Á» và đã dành gần
ba trang sách để viết về ông trong Thi Nhân Việt
Nam xuất bản từ đầu những năm 40.
Thơ Vũ Hoàng Chương được yêu mến,
truyền tụng, vì ngoài tính văn chương trác tuyệt
trong thơ ông, lại càng quý hơn vì phong thái
kẻ sĩ “uy vũ bất năng khuất” của nhà thơ không
khuất phục bạo quyền dù thân xác bị giam cầm
khi Miền Nam Tự Do rơi vào tay Bên Thắng
Cuộc:
“Dẫu bao nước chảy qua cầu nữa,
Hồ dễ gì phai được tấc son.”
(Vũ Hoàng Chương, Trong Khám Chí
Hòa.1976)
Mùa Xuân Bính Thìn 1976, mùa Xuân đầu
NĂM THÌN tiên người dân miền Nam không còn được
hưởng không khí tự do như nhiều mùa Xuân
NHỚ MỘT trước đó.
Quân nhân, viên chức VNCH bị bỏ tù.
Dân chúng thì nheo nhóc khổ sở.
BÀI THƠ Văn nghệ sĩ miền Nam bị bức hại.
Sách vở học thuật báo chí … miền Nam bị
tiêu hủy trong khói lửa phần thư.
Tang thương không kể xiết.
Dạo ấy trong dân gian truyền tụng câu đối
được cho là hai câu thơ khẩu chiến của Vũ
Hoàng Chương, cám cảnh trước thời thế đổi
thay:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”
MAI NGỌC CƯỜNG Nội dung đề cập đến hai con đường lớn
ở Sài Gòn bị thay tên sau 1975. Đường Công
Lý bị đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và
đường Tự Do bị thay tên thành đường Đồng
Khởi. Nhưng nội hàm thâm sâu trong hai câu ấy
thì ai ai cũng hiểu, là một cách chống đối tinh vi
chua chát tuyệt diệu của văn chương miền Nam
tự do mà Vũ Quân là chứng nhân đại diện.
LIÊN LẠC 2024-1 • 27